PHÂN BIỆT TỘI “GIẾT NGƯỜI” VÀ TỘI “CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH”
Tội “Cố ý gây thương tích” được quy định tại Điều 134 BLHS 2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 22 Điều 1 Luật số 12/2017/QH14 với tình tiết tăng nặng là “dẫn đến chết người” dễ gây nhầm lẫn với “Tội giết người” quy định tại Điều 123 Bộ luật này. Trong thực tiễn, việc xác định hai tội danh này cũng gây nhiều tranh cãi, quan điểm và cách giải quyết khác nhau bởi ranh giới mong manh của chúng. Hai tội danh này với các mức hình phạt cao thấp khác nhau nên đòi hỏi phải có sự phân biệt rõ ràng để tránh gây ra những nhận định sai lầm.
Tiêu chí | Giết người | Cố ý gây thương tích |
Ví dụ chứng minh
|
Mục đích của hành vi | Ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi là tước bỏ tính mạng của người khác | Ý thức chủ quan của hành vi là chỉ gây thương tích mà không có ý định tước bỏ tính mạng của người khác. | Ví dụ như: A vì quá tức giận bởi B suốt ngày cứ nói xấu mình với mọi người xung quanh nên đã dùng gậy đánh vào chân và vai của B.Trong lúc xảy ra xô xát thì A đã đẩy B ngã xuống. sau khi ngã thì B bị đập đầu trúng đá đẫn đến bị chấn thương sọ não và tử vong. Trong trường hợp này trong ý thức chủ quan của A không hề có ý muốn tước đoạt tính mạng của B nên A chỉ bị truy cứu về tội “cố ý gây thương tích” với tình tiết tăng nặng là “gây chết người.” |
Mức độ và cường độ tấn công | Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người. | Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công cũng nhẹ hơn | Ví dụ: A và B cùng sống trong một khu phố. Hai người đã có mâu thuẫn từ trước. Ngày 26/03/2018, khi đụng độ nhau tại một quán nhậu thì giữa hai đã có xô xát. A đấm B ngã xuống nền. Ngay lúc đó mọi người đã vào can ngăn nhưng A đã xô những người ngăn cản và nói “Nếu ai còn tiếp tục can thì sẽ đánh người đó?” A tiếp tục dùng chân đá 03 phát vào đầu B, sau đó đá liên tiếp vào bụng Bcho đến khi bất tỉnh, sau đó B đã chết trên đường đi cấp cứu.
Hành vi của A trong tình huống trên có mức độ tấn công liên tục, cường độ tấn công mạnh đến mức có thể gây chết người. Do đó, hành vi của A là hành vi giết người.
|
Vị trí tấn công | Là những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực, bụng, tim… | Là những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân, v.v.. | Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp gây thương tích ở các vùng trọng yếu như vùng đầu, ngực, bụng, v.v... Do đó, khi xem xét phải kết hợp với đánh giá mức độ và cường độ tấn công, hung khí... |
Khách thể | Tội giết người xâm phạm đến tính mạng con người | Tội cố ý gây thương tích xâm phạm sức khỏe con người | |
Lỗi | Người thực hiện hành vi có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người. Thông thường được biểu hiện ở 03 mức độ sau:
- Người thực hiện hành vi phạm tội thấy trước được hậu quả chết người tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra. Biểu hiện: chuẩn bị hung khí, theo dõi nạn nhân, có kế hoạch che giấu tội phạm, v.v...
- Người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn nó xảy ra nhưng không chắc chắn.
- Người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra. Họ chấp nhận để cho việc chết người xảy ra.
|
Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người. Thông thường được biểu hiện như sau:
- Người phạm tội thấy trước được hậu quả có thể chết người nhưng cho rằng nó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
- Người phạm tội không thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả đó
|
Lưu ý: với trường hợp người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng bỏ mặc cho hậu quả ra sao cũng được thì phải dựa vào hậu quả để định tội danh:
- Nếu hậu quả là chết người thì tội danh là “Giết người”
- Nếu hậu quả là gây thương tích thì tội danh là “Cố ý gây thương tích”
|
Hình phạt | - Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+ Giết 02 người trở lên; + Giết người dưới 16 tuổi; + Giết phụ nữ mà biết là có thai; + Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; + Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; + Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; + Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; + Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; + Thực hiện tội phạm một cách man rợ; + Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; + Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; + Thuê giết người hoặc giết người thuê; + Có tính chất côn đồ; + Có tổ chức; + Tái phạm nguy hiểm; + Vì động cơ đê hèn. - Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Giết người không thuộc các trường hợp quy định trên
|
- Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm
+ Làm chết người - Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân + Làm chết hai người trở lên
|
|
Cơ sở pháp lý | Điều 123 BLHS 2015
|
Khoản 4, Khoản 5, Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. |
Trên đây là một số phân tích để chỉ ra sự khác biệt tội giết người và cố ý gây thương tích. Nếu bạn còn nhiều thắc mắc hãy liên hệ với Luật sư của ứng dụng IURA chúng tôi.
Với sự nhiệt huyết, kinh nghiệm dày dặn trong các lĩnh vực hình sự, đội ngũ Luật sư chúng tôi đảm bảo sẽ hoàn thành công việc “ nhanh, hiệu quả và giá cả phù hợp”.
ứng dụng IURA là ứng dụng trực tuyến thông minh ra đới nhằm kết nối người dùng với các Luật sư trên toàn quốc. Các Luật sư từ rất nhiều lĩnh vực như Dân sự; Hôn nhân – gia đình; Tranh chấp đất đai; Hình sự - tố tụng hình sự…
Với nhiều gói tư vấn sẽ giúp cho bạn dễ dàng lựa chọn cho mình gói phù hợp để tiến hành hỏi đáp cùng Luật sư.