Skip to content
  • Trang Chủ
  • Dành cho Luật sư
    • IURA và Luật sư
    • Cộng đồng Luật sư IURA
    • Trở thành Luật sư IURA
  • Chương trình hợp tác IURA
  • Bài viết
    • IURA
    • Bài viết Luật sư
    • Diễn đàn
  • Liên hệ
Menu
  • Trang Chủ
  • Dành cho Luật sư
    • IURA và Luật sư
    • Cộng đồng Luật sư IURA
    • Trở thành Luật sư IURA
  • Chương trình hợp tác IURA
  • Bài viết
    • IURA
    • Bài viết Luật sư
    • Diễn đàn
  • Liên hệ
Search
Close
Trang Chủ
/
SO SÁNH LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005 VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014
Bài viết Bài viết IURA Diễn đàn

SO SÁNH LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005 VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014

  • Lý Quản
  • Trích dẫn theo
  • 7:56 pm
  • 14/08/2019

Luật Doanh nghiệp năm 2014 số 68/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015 thay thế cho Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 /11/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp số 37/2013/QH13 ngày 20/6/ 2013 với nhiều điểm tiến bộ.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định còn hạn chế của Luật Doanh nghiệp năm 2005, giúp tháo gỡ nhiều khó khăn hạn chế cho doanh nghiệp trong quá trình đăng ký thành lập, hoạt động kinh doanh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bắt kịp xu hướng chung trong nền kinh tế thị trường đầy biến động của thế giới.

Dưới đây là một số điểm mới được quy định ở luật Doanh nghiệp 2014 khác so với luật Doanh nghiệp 2005

1. Những điểm mới về Đăng ký kinh doanh

a) Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các cơ quan đăng ký kinh doanh.

Cụ thể như sau: quy định tại Khoản 2, Điều 27; Khoản 3, Điều 31 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì cơ quan đăng ký kinh doanh phải xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và báo lại kết quả cho Doanh nghiệp trong thời hạn là 03 ngày làm việc trong khi quy định cũ của Luật Doanh nghiệp năm 2005 tại Khoản 2, Điều 15 là 10 ngày làm việc.

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã loại bỏ 6 nội dung không cần thiết trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 4 nội dung chính (Luật Doanh nghiệp 2005 là 10 nội dung chính) là: Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; thông tin chi tiết nhân thân của cá nhân là người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, thành viên công ty và thông tin của thành viên tổ chức; vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Bỏ nội dung ngành nghề đăng ký kinh doanh:

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bỏ nội dung ngành nghề đăng ký kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, điều này tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp khi tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh, sửa đổi bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.

2. Những điểm mới về góp vốn thành lập doanh nghiệp

a) Quy định rõ về các loại tài sản góp vốn

Tại Khoản 1, Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014 quy định rõ các loại tài sản góp vốn gồm có:

Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Tại Điều 35 cũng quy định cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn, chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng tài sản là quyền sở hữu trí tuệ để thực hiện việc góp vốn.

b) Quy định cụ thể về thời hạn góp vốn

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014, thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 không có quy định thống nhất về thời hạn góp vốn của các thành viên, và quy định về thời hạn góp vốn của chủ sở hữu với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần cũng khác nhau.

Việc quy định thời hạn góp vốn cố định là 90 ngày đối với các loại hình công ty tạo nên sự bình đẳng giữa việc góp vốn của các thành viên, bảo đảm cho nghĩa vụ thực hiện góp vốn của nhà đầu tư vào doanh nghiệp, từ đó có căn cứ, cơ sở để phân định quyền và nghĩa vụ của các thành viên với công ty, của công ty đối với các nhà đầu tư trong trường hợp thành viên không góp đủ vốn trong thời hạn quy định.

c) Quy định về tăng, giảm vốn điều lệ của công ty

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2005, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty Cổ phần và công ty TNHH một thành viên đều được tăng vốn điều lệ trong quá trình hoạt động, tuy nhiên đối với trường hợp giảm vốn điều lệ thì công ty TNHH là công ty duy nhất không được đăng ký giảm vốn điều lệ.

Việc quy định không được giảm vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã tạo nên nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như tạo nên sự bất bình đẳng giữa các loại hình công ty. Khiến cho nhiều nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Để khắc phục được vấn đề bất cập này, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có nhiều quy định mới. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì tất cả các loại hình công ty đều có quyền đăng ký thay đổi vốn điều lệ (tăng, giảm) nếu đáp ứng đủ các điều kiện khi đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Ví dụ tại Khoản 5, Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về điều kiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ của công ty cổ phần:

5.Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
b) Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật này.

 

3. Về con dấu pháp nhân của doanh nghiệp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 thì mỗi pháp nhân chỉ được sử dụng, đăng ký một con dấu. Điều này gây nhiều bất tiện cho công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định công ty có quyền quyết định hình thức, số lượng, mẫu con dấu. Tức là doanh nghiệp có thể có nhiều hơn một con dấu, doanh nghiệp có quyền thiết kế mẫu con dấu theo ý muốn của mình, và chỉ cần đảm bảo được một số nội dung bắt buộc trên con dấu để nhận diện đây là con dấu của doanh nghiệp như: Tên công ty, mã số thuế/ địa chỉ trụ sở chính…

4. Người đại diện của công ty

Đây cũng là một quy định khá mới của Luật doanh nghiệp năm 2014, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật và điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể về chức danh, quyền và nghĩa vụ của từng cá nhân là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Xem thêm: người đại diện pháp lý có là cần thiết khi bạn lập công ty hay không?

Quy định mới này được đưa vào áp dụng đã tạo sự thuận tiện lớn cho doanh nghiệp trong quá trình thương thảo, tham gia ký kết nhiều giao dịch với các đối tác của công ty.

Trên đây là một số điểm tiến bộ của luật Doanh nghiệp 2014 so với luật Doanh nghiệp 2005 giúp chúng ta định hướng và dễ tiếp cận hơn với luật Doanh nghiệp. Để hiểu biết nhiều hơn các điểm mới và được tư vấn thấu đáo hãy liên hệ với IURA chúng tôi để biết và tránh các rủi ro trong quá trình thành lập và hoạt động.

IURA là ứng dụng giúp liên kết bạn cùng các luật sư hàng đầu, nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn giỏi đã được IURA xác thực thông qua các văn bằng, chứng chỉ , thành tích của họ. Với chiếc điện thoại trên tay bạn đã có thể liên hệ với chúng tôi để lựa chọn dịch vụ tốt nhất cho mình như : Gói cố vấn pháp lý – Gói Luật sư gia đình  – Gói xem xét hợp đồng – Gói pháp lý dành cho doanh nhân… Đặc biệt ứng dụng của chúng tôi không chỉ áp dụng cho những người biết tiếng việt mà còn có thể phục vụ cho những khách hàng không biết tiếng việt bởi chúng tôi có hệ thống ngôn ngữ phong phú trong ứng dụng như:  tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật,Hàn…

 

Một điểm sáng nữa không thể bỏ sót của ứng dụng IURA chính là tính định danh. Khách hàng-Người dùng sẽ có quyền chọn thuê Luật sư theo ý muốn theo từng lĩnh vực pháp lý cụ thể, hoặc, giao cho IURA trọng trách chọn cho bạn Luật sư giỏi nhất trong lĩnh vực bạn cần tư vấn. Và sau mỗi lần tư vấn, Khách hàng-Người dùng sẽ có quyền đánh giá chất lượng dịch vụ, chất lượng tư vấn của Luật sư cũng như để lại những góp ý có liên quan. Mọi thông tin đều sẽ được hiển thị công khai và rõ ràng nhất.

Chúng tôi cam đoan sẽ giải quyết thắc mắc của bạn nhanh nhất, chính xác và giá cả thuận tình. Hãy chọn IURA khi bạn thắc mắc vấn đề nào, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn sự hài lòng nhất.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Bình Luận
Tin Cùng Chuyên Mục
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA 18 TUỔI PHẠM TỘI THEO QUY ĐỊNH MỚI 1

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA 18 TUỔI PHẠM TỘI THEO QUY ĐỊNH MỚI

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM (MỚI NHẤT) 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM (MỚI NHẤT)

Pháp luật về M&A ở Việt Nam 3

Pháp luật về M&A ở Việt Nam

Tin Nổi Bật IURA
Tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/07/2019 4

Tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/07/2019

”LUẬT SƯ CHÍNH LÀ MỘT PHÁP SƯ KHÔNG TẠO RA PHÉP THUẬT MÀ CÓ PHÉP THUẬT ĐỂ TẠO RA CÔNG LÝ”

”LUẬT SƯ CHÍNH LÀ MỘT PHÁP SƯ KHÔNG TẠO RA PHÉP THUẬT MÀ CÓ PHÉP THUẬT ĐỂ TẠO RA CÔNG LÝ”

Đường luôn dài và bạn đã đi được bao xa

ĐƯỜNG LUÔN DÀI, VÀ BẠN ĐÃ ĐI ĐƯỢC BAO XA?

© 2021 Kava | Multipurpose WP Theme with Elementor Page Builder