Skip to content
  • Trang Chủ
  • Dành cho Luật sư
    • IURA và Luật sư
    • Cộng đồng Luật sư IURA
    • Trở thành Luật sư IURA
  • Chương trình hợp tác IURA
  • Bài viết
    • IURA
    • Bài viết Luật sư
    • Diễn đàn
  • Liên hệ
Menu
  • Trang Chủ
  • Dành cho Luật sư
    • IURA và Luật sư
    • Cộng đồng Luật sư IURA
    • Trở thành Luật sư IURA
  • Chương trình hợp tác IURA
  • Bài viết
    • IURA
    • Bài viết Luật sư
    • Diễn đàn
  • Liên hệ
Search
Close
Trang Chủ
/
NHỮNG HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO PHÁP LUẬT
Bài viết Bài viết IURA Diễn đàn

NHỮNG HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO PHÁP LUẬT

  • Lý Quản
  • Trích dẫn theo
  • 9:32 pm
  • 13/10/2019

 

Ở bất kỳ quốc gia nào, thì việc bảo vệ môi tường đều rất quan trọng. Giữa môi trường và sự phát triển của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Môi trường là nơi con người sinh sống nên khi ô nhiễm môi trường xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, điều kiện sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. “Trái đất nóng lên”, “Thùng tầng ô zôn”,…. là các hiện tượng xuất hiện do ô nhiễm môi trường đang có dấu hiệu gia tăng, cần các quốc gia trên thế giới cùng nhau chung tay khắc phục. Bảo vệ môi trường là vấn đề được nước ta vô cùng chú trọng, được quy định thành Luật và đảm bảo thi hành. Những hành vi bị nghiêm cấm không được thực hiện để bảo vệ môi trường được quy định trong Luật bảo vệ môi trường năm 2014.

  1. 1. Những hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ môi trường
  • Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
  • Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
  • Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
  • Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.
  • Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.
  • Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
  • Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
  • Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
  • Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.
  • Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.
  1. Trách nhiệm pháp lý:

Người vi phạm các điều cấm, gây ô nhiễm môi trường sẽ có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại: “ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định về Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả”.

Ví dụ: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm phát tán hóa chất, hơi dung môi hữu cơ trong khu sản xuất hoặc khu dân cư gây mùi đặc trưng của hóa chất, hơi dung môi hữu cơ đó.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với hành vi thải khí, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,5 lần trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m3/giờ.

Bên cạnh đó, người gây ô nhiễm môi trường còn có thể phải chịu trách nhiêm hình sự theo quy định tại điều 235 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015. Người phạm tội có thể bị phạt tù lên đến 7 năm với tội gây ô nhiễm môi trường, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Với pháp nhân phạm tội gây ô nhiễm môi trường có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

  1. Ứng dụng tư vấn pháp luật:

Nhận biết nhu cầu pháp luật của mọi người IURA đã được ra đời. Ứng dụng IURA chính là chiếc cầu nối để Khách hàng-Người dùng có thể kết nối với Luật sư ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Ứng dụng IURA mang lại cho Khách hàng-Người dùng một cộng đồng Luật sư hàng đầu, có kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, đã được IURA xác thực về văn bằng, chứng chỉ, và họ đang trực tiếp hành nghề tại 63 tỉnh thành. Khách hàng-Người dùng sẽ có quyền chọn Luật sư theo ý muốn theo từng lĩnh vực pháp lý cụ thể.

Chỉ cần bạn có một chiếc điện thoại thông minh có kết nối với internet , bạn có thể download ứng dụng IURA ngay trên app store hoặc theo link sau đây và sử dụng:https://play.google.com/store/apps/details?id=com.iuralawyer&hl=vi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Bình Luận
Tin Cùng Chuyên Mục
Chế độ thai sản cho lao động nam có vợ mang thai 2019 1

Chế độ thai sản cho lao động nam có vợ mang thai 2019

PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 2

PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Tin Nổi Bật IURA
GIẢI ĐÁP LUẬT QUA ĐIỆN THOẠI: BẠN ĐÃ BIẾT? 3

GIẢI ĐÁP LUẬT QUA ĐIỆN THOẠI: BẠN ĐÃ BIẾT?

CÂU CHUYỆN CỦA LUẬT SƯ ĐOÀN KHẮC ĐỘ: VÀ MỘT DOANH NGHIỆP ĐÃ ĐƯỢC CỨU NHƯ THẾ!

[LSVNCCK] CÂU CHUYỆN CỦA LUẬT SƯ ĐOÀN KHẮC ĐỘ: VÀ MỘT DOANH NGHIỆP ĐÃ ĐƯỢC CỨU NHƯ THẾ!

HÃY KIÊN NHẪN, MỌI CHUYỆN RỒI SẼ ỔN THÔI!

HÃY KIÊN NHẪN, MỌI CHUYỆN RỒI SẼ ỔN THÔI!

© 2021 Kava | Multipurpose WP Theme with Elementor Page Builder