Từ năm 1986, khi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, nhà nước ta đã ban hành nhiều biên pháp nhằm giải tỏa cho nền kinh tế được tự do lưu thông. Một trong số đó có nền kinh tế tư nhân được thừa nhận và được khuyến khích phát triển tại Việt Nam.
Trải qua nhiều năm, các chế định pháp luật quy định về loại hình doanh nghiệp tư nhân ngày càng được điều chỉnh và cụ thể hóa. Gần đây nhất là Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Hiện nay doanh nghiệp tư nhân là một loại hình được phát triển mạnh tại Việt Nam. Và dưới đây là vài lưu ý pháp lý cho các cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp:
1. Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân:
Thứ nhất, Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ sở hữu:
Đây là điểm khác biệt đối với doanh nghiệp tư nhân với các loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu khác, còn doanh nghiệp tư nhân có một chủ sở hữu duy nhất và chủ sở hữu đó phải là cá nhân, không phải tổ chức hay cơ quan.
Vì có một cá nhân duy nhất làm chủ, nên mọi hoạt động quản lý do chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý, điều hành công ty đồng thời không phát sinh trách nhiệm phân chia lợi nhuận với bất kỳ cá nhân nào.
Thứ hai, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của công ty, nghĩa là không có sự tách bạch giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp, khi có nghĩa vụ tài chính phát sinh, chủ doanh nghiệp tư nhân phải liên đới chịu trách nhiệm với doanh nghiệp tư nhân;
Thứ ba: doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Một trong các điều kiện để một tổ chức được nhận là pháp nhân khi có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình (điểm c khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015).
Như đã nói ở trên, tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch với tài sản của chủ doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân.
Thứ tư, chủ doanh nghiệp tư nhân cũng là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Vì doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân duy nhất làm chủ, do đó mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ do chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luât.
Đây là một lưu ý đối với những trường hợp chủ doanh nghiệp thuê người quản lý, nên quy định rõ ràng nghĩa vụ, phạm vi công việc của người quản lý, tránh trường hợp lậm quyền dẫn đến những tranh chấp mà chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm.
- Chuẩn bị thành lập doanh nghiệp tư nhân: muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị các vấn đề pháp lý sau:
- Tên doanh nghiệp: bao gồm tên loại hình (DNTN) và tên riêng.
Lưu ý khi chọn tên doanh nghiệp: nên tránh các trường hợp cấm đặt tên doanh nghiệp quy định tại điều 39 Luật doanh nghiệp 2014:
“1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại điều 42 của luật này.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.”
- Lựa chọn trụ sở của doanh nghiệp:
Lưu ý: theo quy định của luật nhà ở 2014 và nghị định 99/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp không được đặt trụ sở tại căn hộ chung cư, diện tích thuộc nhà chung cư trong các trường hợp sau:
Nhà chung cư chỉ có chức năng để ở.
Phần diện tích nhà chung cư có chức năng để ở đối với các tòa nhà hỗ hợp (trung tâm thương mại/ văn phòng và nhà ở).
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh:
Doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ – TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghi đăng ký doanh nghiệp.
Đối với những ngành nghề không có trong danh mục ngành nghề kinh tế sẽ do cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và ghi nhận.
- Vốn
Doanh nghiệp tư nhân khôn có vốn điều lệ, chỉ có vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp tự đăng ký và chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trong pháp luật Việt Nam, có một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì bắt buộc doanh nghiệp phải đảm bảo vốn đầu tư lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định
3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân:
Hồ sơ giấy tờ chuẩn bị thành lập doanh nghiệp:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục I-1 ban hành kèm Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT).
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp kèm theo kèm theo Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền:
Hiện nay doanh nghiệp tư nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua hai hình thức: nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc qua mạng điện tử theo quy trình tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời hạn trả kết quả: trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp bằng văn bản trong đó nêu lý do
Trên đây là sơ bộ những vấn đề mà chủ doanh nghiệp nên tìm hiểu khi quyết định thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc có vấn đề chưa rõ về những bước chuẩn bị, thủ tục thành lập doanh nghiệp, quá trình vận hành doanh nghiệp hoặc bất cứ khi nào có vấn đề về pháp lý cần tư vấn, hãy mở app IURA.
IURA cung cấp cho bạn một phương tiện để kết nối luật sư về nhiều lĩnh vực, chuyên ngành để được tư vấn nhanh chóng và tiết kiệm.
Hãy tải ngay app IURA để việc giải đáp pháp luật dễ dàng hơn.